Lỗi host error 522 và cách sửa lỗi

0

1. Lỗi host error 522 là gì?

Lỗi host error 522 là một mã lỗi HTTP, nó xuất hiện khi trình duyệt của bạn không thể kết nối được với máy chủ web được yêu cầu để truy cập một trang web cụ thể. Lỗi này thông thường được gây ra bởi những sự cố liên quan đến máy chủ hoặc kết nối mạng giữa trình duyệt và máy chủ.

2. Nguyên nhân gây ra lỗi host error 522?

Một số nguyên nhân phổ biến của lỗi host error 522 bao gồm:

  • Máy chủ web đang gặp vấn đề hoặc bị quá tải
  • Mạng của bạn đang gặp vấn đề, ví dụ như mất kết nối hoặc tốc độ kết nối chậm
  • Phần mềm chống virus hoặc tường lửa trên máy tính của bạn có thể đang ngăn chặn kết nối với máy chủ web.

3. Cách sửa sửa lỗi host error 522?

Cách 1: Tùy chỉnh cài đặt DNS/IP

Nếu web host phải thường xuyên thay đổi dịa chỉ web server, ta có thể chuyển tiếp các IP đã thay đổi đến Cloudflare. Theo mặc định, các nhà cung cấp chỉ thông báo các thay đổi này đến DNS server của họ. Vì vậy, khi xảy ra lỗi 522, hãy tử kiểm tra cài đặt IP của domain.

Đăng nhập vào admin panel của web project, ghi lại địa chỉ IPv4 và IPv6 của web server. Sau đó, chuyển sang config menu của Cloudflare rồi chọn domain đang gây ra lỗi. Click vào menu ‘DNS’ rồi nhập địa chỉ web đã ghi lại vào trong các record DNS tương ứng (Record Type AAAA: IPv6, Record Type A: IPv4).

Cách 2: Activate thông báo “keepalive”

Nếu lỗi Cloudflare xảy ra do cài đặt HTTP header không chính xác, thì việc khắc phục lỗi 522 cũng tương đối đơn giản. Nếu thông báo “keepalive” bị tắt, hoặc có quá ít request được định nghĩa, hãy khắc phục trong config file tương ứng của web server. Lấy ví dụ như file httpd.conf cho các server Apache.

Tuy nhiên, trước hết ta cần có các quyền truy cập phù hợp. Đối với những gói shared hosting, tốt nhất nên liên hệ với nhà cung cấp để khắc phục. Sau đó, nếu lỗi 522 vẫn tiếp tục diễn ra, hãy thử cân nhắc thay đổi nhà cung cấp hoặc mô hình hosting hiện tại.

Nếu những cách trên không thực hiện được bạn có thể thực hiện theo các cách bên dưới như sau:

  • Kiểm tra kết nối mạng: đảm bảo rằng bạn đã kết nối đến mạng và truy cập internet bằng cách mở một trang web khác.
  • Kiểm tra DNS: thử sử dụng một DNS công cộng như Google DNS (8.8.8.8 hoặc 8.8.4.4) hoặc OpenDNS (208.67.222.222 hoặc 208.67.220.220) để xem liệu vấn đề có phải là do lỗi DNS.
  • Thử truy cập từ một trình duyệt khác: nếu lỗi chỉ xuất hiện trên một trình duyệt nhất định, hãy thử truy cập từ một trình duyệt khác để xác định xem liệu vấn đề có phải là do trình duyệt.
  • Tắt tường lửa hoặc phần mềm chống virus: nếu máy tính của bạn đang chạy một chương trình tường lửa hoặc phần mềm chống virus, thử tắt chúng và thử lại truy cập trang web để xem liệu chúng có gây ra lỗi hay không.
  • Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ: nếu bạn là chủ sở hữu trang web và vẫn không thể khắc phục được lỗi, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ để biết thêm thông tin về lỗi này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *